Tập Cận Bình và tinh thần "Tận Trung Báo Quốc"

Tập Cận Bình là thế hệ tổng bí thư đầu tiên được sinh ra sau sự thành lập của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Kể từ khi lên nắm quyền lực, Tập đã đưa ra những biện pháp mạnh để buộc đảng kỉ luật và để bảo bảo đảm thống nhất nội bộ. Những chiến dịch chống tham nhũng của ông đã dẫn tới sự suy sụp của những người đương chức và đã nghỉ hưu của Đảng cộng sản, bao gồm những thành viên của Ủy ban thường trực Bộ chính trị. Là một người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, ông đã siết chặt những hạn chế trên xã hội dân sự và nghị luận tư tưởng bằng việc tăng lên công tác kiểm duyệt và giám sát diện rộng, ủng hộ kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc như một khái niệm của "chủ quyền quốc gia trên internet". Tập kêu gọi những cải cách kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hơn nữa, cho việc quản trị theo luật pháp và cho việc củng cố những thể chế pháp lý, với một nhấn mạnh lên khát vọng cá nhân và quốc gia dưới khẩu hiệu "Giấc mơ Trung Quốc". Tập Cận Bình cũng đấu tranh cho nhiều chính sách quốc tế kiên quyết, đặc biệt về mặt Quan hệ Nhật Bản–Trung Quốc, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, và vai trò của nước này như một lãnh đạo ủng hộ của thương mại tự do và toàn cầu hóa. Ông cũng tìm cách mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc lên châu Phi và Lục địa Á-Âu thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường. 

Với tư cách là nhân vật trung tâm của thế hệ lãnh đạo thứ năm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tập Cận Bình tập trung hóa đáng kể quyền lực thể chế bằng cách đảm nhiệm một loạt vị trí lãnh đạo rộng lớn, bao gồm chủ tịch Ủy ban an ninh quốc gia mới được thành lập, cũng như những ban chỉ đạo mới lên cải cách xã hội và kinh tế, cấu trúc lại quân sự và hiện đại hóa, Internet. Tư tưởng chính trị của Tập Cận Bình được đưa vào đảng và hiến pháp quốc gia. Nhiệm kì của ông cũng được coi là sự trở lại của tinh thần sùng bái cá nhân và gỡ bỏ giới hạn nhiệm kì cho chức vụ Chủ tịch nước năm 2018.

SAU ĐÂY MỜI CÁC BẠN CÙNG TÌM HIỂU TINH THẦN TẬN TRUNG BÁO QUỐC CỦA CHỦ TỊCH TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH.

Vì hệ tư tưởng cộng sản giữ một vai trò ít quan trọng hơn trong đời sống thường ngày của dân chúng, những lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc như Tập tiếp tục phục hồi những đặc tính triết học truyền thống Trung Quốc thành xu hướng chủ đạo của tư tưởng mới tại Trung Quốc, áp dụng triết lý pháp trị của Hàn Phi bên cạnh việc áp dụng các triết lý về đạo đức của Khổng giáo, ông Tập xem cả hai triết lý đều quan trọng trong việc lãnh đạo. Tại một cuộc gặp với những quan chức khác năm 2013, ông đã trích dẫn Khổng Tử, nói rằng "người cai trị bởi đạo đức thì như sao Bắc Đẩu, Khổng giáo suốt mấy nghìn năm đã giữ vững địa vị của nó, và được vô số người tỏ lòng ngưỡng mộ". Khi thăm Sơn Đông, nơi sinh của Khổng tử, ông đã nói tới các học giả rằng thế giới phương Tây đang "chịu một sự khủng hoảng về nội tâm" và rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc là người "thừa kế trung thành và khởi xướng xuất sắc của truyền thống văn hóa Trung Hoa".

Ngay từ năm 6 tuổi, mẹ của ông đã mua cho ông 2 cuốn sách là “Mẹ của Nhạc Phi xăm chữ lên lưng con” và "Tận trung báo quốc" trong bộ sách “Nhạc Phi truyện” để con mình khắc ghi tinh thần “Tận trung báo quốc”. Tập Cận Bình rất tôn sùng Nhạc Phi và Thích Kế Quang, coi tận trung báo quốc là mục tiêu mà mỗi người phải theo đuổi suốt cuộc đời, và “Trong các giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa yêu nước nằm ở tầng sâu nhất, căn bản nhất và vĩnh viễn nhất”. Tháng 6 năm 2018, khi khảo sát tại tỉnh Sơn Đông, ông đội mưa leo đến lầu chính Bồng Lai Các, nghe giới thiệu về Thích Kế Quang bảo vệ đất nước, ông nhấn mạnh: “Lịch sử cổ đại, cận đại và hiện đại của nước ta hình thành bức tranh lịch sử trọn vẹn của dân tộc Trung Hoa. Cán bộ lãnh đạo phải đọc nhiều sách lịch sử, hấp thu dinh dưỡng tinh thần từ lịch sử”.

Tập Cận Bình còn nhiều lần đề cập tới các anh hùng liệt sĩ: Dương Tịnh Vũ, Triệu Thượng Chí, Tả Quyền...; tập thể như “5 tráng sĩ núi Lang Nha” của Bát Lộ Quân, “Đại đội Lưu Lão Trang” của Tân Tứ Quân, 8 nữ chiến sĩ của Liên quân chống Nhật Đông Bắc, “800 tráng sĩ kháng Nhật” của quân đội Quốc Dân Đảng. Ông nhiều lần nhấn mạnh: "Một dân tộc muốn có hy vọng thì không thể không có anh hùng, một quốc gia muốn có tiền đồ thì không thể không có tiên phong. Dân tộc Trung Hoa là dân tộc tôn kính anh hùng và có rất nhiều anh hùng, trong thời đại hòa bình cũng cần có tấm lòng anh hùng. Người Trung Quốc cần phải ghi nhớ mọi anh hùng đóng góp cho dân tộc Trung Hoa, phải tôn kính anh hùng, bảo vệ anh hùng, học tập anh hùng, quan tâm anh hùng"

Triết lý pháp trị của Hàn Phi cũng được ông Tập coi trọng với những trích dẫn ủng hộ. Một câu của Hàn Phi mà ông Tập trích dẫn đã xuất hiện hàng nghìn lần trong truyền thông nhà nước Trung Quốc tại địa phương, tỉnh, và cả cấp độ quốc gia. Câu nói ấy được trích từ tác phẩm Hàn Phi tử: "Hễ những người thi hành pháp luật mà mạnh thì nước mạnh, còn hễ những người thi hành pháp luật mà yếu thì nước yếu

Ông Tập cũng đã giám sát một một sự phục hồi văn hóa truyền thống Trung Quốc, bị phá vỡ một phần từ việc Đảng cộng sản đã tấn công nó trong quá khứ. Ông cũng kêu gọi tinh thần ca ngợi văn hóa truyền thống quốc gia và sự thành lập của văn hóa Đảng cộng sản Trung Quốc. Hán phục, quần áo truyền thống của người Hán, đã có một sự hồi sinh trong giai đoạn lãnh đạo của ông.

Share on Google Plus

About Anh Bán Báo

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment